Bệnh lao phổi là căn bệnh truyền nhiễm vô cùng nguy hiểm do vi khuẩn M.Tuberculosis gây ra ở phổi gây ảnh hưởng đến tính mạng của nhiều người. Triệu chứng của căn bệnh này là ho khan, ho khan có thể kéo dài từ 3 tuần kèm theo sốt nhẹ. Căn bệnh có thể truyền nhiễm từ người qua người khi tiếp xúc nói chuyện với người bệnh, hoặc người bị HIV hay người tiêm chích ma túy,… Bệnh lao phổi còn mang lại nhiều biến chứng nguy hiểm nếu không phát hiện và cứu chữa kịp thời. Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu thêm về bệnh lao phổi để hiểu rõ hơn và phòng tránh nhé!
Mục Lục
Bệnh lao phổi là gì?
Bệnh lao phổi (tiếng Anh là Pulmonary Tuberculosis) là bệnh truyền nhiễm qua đường hô hấp, xảy ra khi vi khuẩn M.Tuberculosis tấn công chủ yếu vào phổi. Bệnh ho lao phổi dễ gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm tới sức khỏe và tính mạng của bệnh nhân.

Trong điều kiện tự nhiên, vi khuẩn này có thể tồn tại từ 3 – 4 tháng. Trong phòng thí nghiệm, vi khuẩn lao có thể được bảo quản trong nhiều năm. Nếu ở dưới ánh nắng mặt trời vi khuẩn này sẽ chết trong vòng 1,5 giờ và sống được 5 phút khi bị chiếu tia cực tím.
Các triệu chứng lao phổi thường gặp
Tùy thuộc vào sức khỏe và để kháng của từng người mà bệnh lao ở phổi có thời gian ủ bệnh dài ngắn khác nhau. Trong giai đoạn ủ bệnh, bệnh nhân lao không có hoặc có ít biểu hiện các triệu chứng bệnh, do đó rất khó phát hiện được bệnh nhân mắc bệnh trong giai đoạn này.
Ho khan, ho ít, nhiều khi bệnh nhân không để ý mình bị ho từ lúc nào. Nếu bệnh nhân có ho khan kéo dài, sốt nhẹ trên 3 tuần (có thể sốt về chiều), bác sĩ chỉ định chụp X-quang phổi và làm xét nghiệm đờm tìm trực khuẩn lao.
Nguyên nhân gây bệnh ho lao
Bệnh ho lao là bệnh lây lan qua không khí. Mầm bệnh không tồn tại trong tự nhiên và không có vật trung gian truyền bệnh. Nguồn lây bệnh chủ yếu là người hoặc động vật mắc vi khuẩn lao. Bệnh dễ lây truyền khi người hoặc động vật nhiễm bệnh ho, hắt hơi tạo ra những hạt nước bọt rất nhỏ chứa nhiều vi khuẩn lao lơ lửng trong không khí. Người ta có thể hít những hạt này vào phổi và mắc bệnh.
Đối tượng có nguy cơ mắc bệnh
Lao dễ lây từ người sang người qua đường hô hấp. Vì thế những đối tượng sau đây có nguy cơ cao mắc lao phổi:
- Người có tiếp xúc, nói chuyện, chăm sóc gần gũi với người mắc bệnh lao
- Người sống và làm việc tại vùng có tỷ lệ mắc lao cao, hay nơi có bệnh nhân lao sinh sống
- Người bị mắc các bệnh gây suy giảm miễn dịch như HIV, bệnh gan, lách…
- Nguy cơ chuyển lao tiềm ẩn thành bệnh ho lao
- Người nhiễm HIV
- Sử dụng ma túy dạng chích
- Sụt cân (10%)
- Bệnh bụi phổi silic
- Suy thận hay chạy thận
- Đái tháo đường
- Cắt dạ dày hay ruột non
- Ghép tạng
- Dùng thuốc corticoid kéo dài hay thuốc ức chế miễn dịch
- Ung thư đầu cổ.
Biến chứng của bệnh lao phổi

- Tràn dịch màng phổi có nước dịch vàng chanh, dịch tiết chứa nhiều protein và lympho bào, đôi khi là dịch hồng hoặc đỏ.
- Lao thanh quản thường biểu hiện bằng khàn tiếng, thay đổi giọng nói, nuốt đau, đau tai.
- Nấm Aspergillus phổi, nhiễm nấm có thể dẫn tới ho ra máu nặng thậm chí là tử vong.
- Rò thành ngực có thể gây ra rò thông phế quản và thành ngực.
Cách phòng tránh bệnh ho lao ở phổi
Hiện nay, biện pháp hàng đầu để ngừa lao là tiêm vắc xin phòng bệnh. Vắc xin lao khi vào cơ thể giúp tạo miễn dịch chủ động phòng lại sự tấn công của vi khuẩn lao. Ở nước ta đang sử dụng chủ yếu vắc xin BCG để tiêm phòng lao cho trẻ em.
Bên cạnh tiêm vắc xin phòng lao, người dân cần thực hiện các biện pháp tự bảo vệ trước sự tấn công của vi khuẩn lao như (nếu thường xuyên tiếp xúc với người mắc bệnh lý này):
- Hạn chế tiếp xúc với bệnh nhân lao.
- Thường xuyên mở cửa cho không khí trong phòng thông thoáng.
- Đeo khẩu trang thường xuyên