Zona thần kinh là bệnh nhiễm trùng da do một loại virus thần kinh tên Varicella zoster gây nên và dễ xuất hiện trên cơ thể có hệ miễn dịch suy yếu. Bệnh thường xuất hiện sau khi bị thủy đậu, virus gặo điều kiện thuận lợi sẽ tái hoạt động và gây bệnh. Tuy nhiên đối với người chưa bị thủy đậu nhưng lại mắc Zona thần kinh vẫn chưa xác định được nguyên nhân gây bệnh. Người mắc bệnh sẽ thấy đau rát và ngứa, châm chít ở da gây khó chịu và nhất là về đêm. Chuyên mục bệnh & thông tin bệnh sẽ mang đến nhiều thông tin về Zona thần kinh qua bài viết này, cùng tham khảo ngay để phòng tránh bệnh nhé!
Mục Lục
Bệnh zona thần kinh là gì?
Bệnh zona thần kinh hay herpes zoster là bệnh nhiễm trùng da với biểu hiện là các ban đỏ, mụn nước, bọng nước tập trung thành đám, thành chùm ở một bên mặt hoặc một bên cơ thể. Bệnh hay gặp và dễ tái phát khi hệ miễn dịch của cơ thể bị suy yếu.

Nguyên nhân bệnh zona thần kinh
Căn nguyên là một virus hướng da và thần kinh có tên là Varicella zoster Virus, thuộc họ virus herpes, và cũng chính là virus gây bệnh thủy đậu.
Ở người đã mắc bệnh thủy đậu, sau khi khỏi, một số ít virus tồn tại trong các hạch thần kinh. Cảm giác cạnh cột sống dưới dạng tiềm tàng, im lặng. Khi gặp điều kiện thuận lợi, virus sẽ tái hoạt, nhân lên và gây bệnh. Với những người bị zona mà chưa từng mắc thủy đậu. Nguyên nhân gây bệnh vẫn chưa được biết đến, có thể do hệ miễn dịch suy giảm.
Triệu chứng của zona thần kinh
Vài ngày trước khi vết ban đỏ hoặc mụn nước xuất hiện. Bạn có thể cảm thấy đau rát, ngứa, châm chích ở bề mặt da, nhất là về đêm. Đây là thời kỳ virus lan truyền dọc dây thần kinh. Khi nhìn thấy rõ, tổn thương ban đầu có dạng mảng đỏ, hơi nề nhẹ, bờ cao hơn mặt da. Sắp xếp dọc theo đường phân bố thần kinh và dần dần nối với nhau thành dải, thành vệt.
Vài ngày sau, trên những mảng đỏ da xuất hiện mụn nước, bọng nước. Tập trung thành đám giống như chùm nho. Lúc đầu mụn nước căng, dịch trong, sau đục, hóa mủ, dần dần vỡ và đóng vảy.
Thời gian trung bình từ khi phát tổn thương đến khi lành sẹo khoảng 2-4 tuần. Người cao tuổi thường thấy tổn thương nhiều, diện rộng; mụn nước. Bọng nước có thể xuất huyết, hoại tử da, nhiễm khuẩn, sẹo xấu và kéo dài. Ở trẻ em tổn thương ít, tiến triển nhanh. Zona thường chỉ ở một bên. Không vượt quá đường giữa cơ thể, thường bị xung quanh 1 bên mắt, 1 bên mặt hoặc cổ. Cũng có thể bị phối hợp những vùng trên ở 2 bên cơ thể.
Khả năng lây truyền bệnh
Người bị zona có truyền virus cho người khác chưa từng có kháng thể với thủy đậu. Thông qua tiếp xúc trực tiếp với mảng đỏ/ bọng nước của người bệnh. Khi bị nhiễm virus, người nhiễm sẽ mắc thủy đậu, mà không phải zona như người truyền bệnh. Virus có thể dễ dàng lây lan cho tới khi vết thương khô và đóng vảy.

Do đó, nếu bạn bị zona, cần tránh tiếp xúc với những người chưa từng bị thủy đậu hoặc chưa từng tiêm vacxin. Đặc biệt những người có hệ miễn dịch yếu, phụ nữ có thai hoặc trẻ sơ sinh.
Biến chứng của zona
- Đau sau zona: là hiện tượng đau kéo dài hàng tháng tới hàng năm sau khi vết thương do zona đã đóng vảy. Đây là biến chứng thường gặp, xảy ra khi các sợi thần kinh bị tổn thương do virus truyền tín hiệu nhầm lẫn hoặc khuếch đại về cảm giác đau từ da tới não.
- Mất thị lực: Zona thần kinh xuất hiện ở vùng xung quanh mắt có thể gây viêm, đau tại mắt và có thể dẫn đến mất thị lực.
- Vấn đề về hệ thần kinh: Tùy thuộc vào dây thần kinh mà virus tấn công, bệnh zona có thể gây viêm não, liệt mặt, giảm sức nghe và khả năng giữ thăng bằng.
- Nhiễm trùng da: Nếu zona không được điều trị đúng và kịp thời. Vi khuẩn trên da có thể cùng phát triển và gây nên tình trạng bội nhiễm.